Đối với hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc sự quản lý của Bộ y tế, Bộ công thương hoặc Bộ nông nghiệp thì việc được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện không thể thiếu để đảm bảo cơ sở đó đủ điều kiện vật chất, an toàn thực phẩm để cung ứng ra thị trường. Nhận biết được nhu cầu này thì dịch vụ xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm tại TP. Hồ Chí Minh của công ty CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TƯ VẤN HƯƠNG LAN đã được triển khai với tiêu chí Trọn gói – Nhanh chóng – Tiết kiệm – Uy tín.

I.  Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm:

1.  Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Luật Hoàng Phi soạn thảo).

2.  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩmnhà hàng (bản sao chứng thực)

3.  Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:

+  Danh sách cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà hàng;

+  Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;

4.  Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm.

5.  Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

+  Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);

+  Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).

6.  Giấy chứng nhận sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:

+  Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);

+  Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).

II.  Quy trình thực hiện công việc

1.  Đặt lịch học và tổ chức học lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho người quản lý/chủ cơ sở và các nhân viên kinh doanh;

2.  Tổ chức khám sức khỏe cho người quản lý/chủ cơ sở và các nhân viên kinh doanh;

3.  Hoàn thiện hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

4.  Nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

 

III.  Thủ tục cấp Giấy chứng nhận

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm xét hồ sơ, thẩm định cơ sở và cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận như sau:

1.  Thẩm xét hồ sơ:

a)  Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ;

b)  Nếu quá 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ không hợp lệ nếu cơ sở không có phản hồi hay bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận sẽ huỷ hồ sơ.

2.  Thẩm định cơ sở:

a)  Sau khi có kết quả thẩm xét hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định cơ sở trong vòng 10 ngày làm việc. Trường hợp uỷ quyền thẩm định cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền;

b)  Đoàn thẩm định cơ sở:

-  Đoàn thẩm định cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập;

-  Đoàn thẩm định điều kiện cơ sở gồm từ 5 đến 9 người (đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ từ 3 đến 5 người) trong đó phải có ít nhất 2/3 số thành viên là cán bộ làm công tác chuyên môn về an toàn thực phẩm (có thể mời chuyên gia phù hợp chuyên môn tham gia đoàn thẩm định cơ sở).

-  Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định cơ sở;

c)  Nội dung thẩm định cơ sở:

Đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định; thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định và ghi vào mẫu biên bản ban hành kèm theo Thông tư này.

3.  Cấp Giấy chứng nhận:

a)  Trường hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo mùa vụ phải ghi rõ thời gian hoạt động trong Giấy chứng nhận;

b)  Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện an toàn thực phẩm và phải chờ hoàn thiện phải ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thiện nhưng không quá 60 ngày. Đoàn thẩm định tổ chức thẩm định lại khi cơ sở có văn bản xác nhận đã hoàn thiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm của đoàn thẩm định lần trước;

c)  Trường hợp cơ sở không đạt yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận. Cơ sở phải nộp lại hồ sơ để được xem xét cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

 IV.  Công việc được thực hiện bởi Tư Vấn Hương Lan

1.  Hướng dẫn khách hàng trong việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu

2.  Soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

3.  Thay mặt khách hàng tiến hành thủ tục xin “Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe”, “Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm” cho người quản lý/chủ cơ sở và các nhân viên kinh doanh

4.  Kết hợp với khách hàng đón tiếp đoàn kiểm tra địa điểm.

5.  Thay mặt khách hàng nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

6.  Tư vấn hỗ trợ khách hàng trong các vấn đề pháp luật có liên quan